1. Những điều bạn cần biết về virus Dengue
Virus Dengue (virus gây sốt xuất huyết) lây truyền sang người qua vết chích của một loài muỗi Aedes bị nhiễm bệnh (hay dân gian còn gọi là muỗi vằn). Muỗi vằn cũng lây truyền các virus khác như Zika, chikungunya…
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 100 triệu người bị bệnh sốt xuất huyết và khoảng 22.000 người chết vì sốt xuất huyết nặng.
Sốt xuất huyết là do nhiễm một trong bốn chủng của virus Dengue là virus Dengue 1,2 3 và 4. Do đó, một người có thể bị sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời.
2. Virus Dengue lây truyền như thế nào?
2.1. Thông qua muỗi vằn Aedes
Virus sốt xuất huyết Dengue lây truyền sang nười thông qua vết đốt của muỗi vằn Aedes. Những con muỗi này thường đẻ trứng gần nước đọng trong các thùng chưa nước như xô, chén, chậu hoa, bình hoa hoặc lu. Muỗi Aedes hoạt động vào ban ngày bà chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh.
Mỗi khi muỗi cái hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoan trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu muỗi hút máu thì virus lại được truyền cho muỗi.
2.2. Lây truyền từ mẹ sang con
Một phụ nữ đang mang thai bị bệnh sốt xuất huyết có thể truyền virus cho thai nhi trong thời kì mang thai hoặc trong lúc sinh. Cho đến nay, đã có một sốt báo cáo cho thấy sốt xuất huyết lây qua sữa mẹ.
Tuy nhiên do lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, những bà mẹ sống trong khu vực có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết vẫn được khuyến cáo cho con bú.
2.3. Thông qua phơi nhiễm với máu, phòng xét nghiệm hoặc những nơi chăm sóc sức khỏe
Hiếm khi sốt xuất huyết có thể lây qua truyền máu, ghép tạng hoặc qua các vết thương do kim tiêm.
3. Những dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue là gì?
3.1. Những điều chúng ta nên nhớ
- Cứ mỗi 4 người bị nhiễm virus Dengue thì có 1 người bị bệnh
- Đối với những người bị sốt xuất huyết, triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng
- Sốt xuất huyết nặng có thể đe dọa tính mạng trong vòng vài giờ và thường cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị.
Trung bình sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 4-10 ngày (khoảng 3-14 ngày) bắt đầu có triệu chứng sốt xuất huyết. Triệu chứng sốt xuất huyết thường kéo dài khoảng từ 2 đến 7 ngày.
>> Xem thêm: Làm thế nào để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết?
Nhiều người bị sốt xuất huyết có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số người khác có thể bị sốt, ớn lạnh, phát ban có thể là ban đỏ ở da. Việt Nam là khu vực có nguy cơ cao bị sốt xuất huyết, do đó những người có dấu hiệu như sốt cao (khoảng 39 hoặc 40oC), đau đầu, đau nhức cơ khớp, buồn nôn, nổi hạch và phát ban trong vòng 2 tuần, cần xem xét có nguy cơ bị sốt xuất huyết.
3.2. Sốt xuất huyết nặng
Giai đoạn đầu của sốt xuất huyết nặng tương tự như sốt xuất huyết và các bệnh sốt siêu vi khác. Ngay sau khi hết sốt (khoảng vào ngày thứ 3-7 sau khi triệu chứng đầu tiên khởi phát hoặc trong vài trường hợp có thể là vào ngày thứ 2), các dấu hiệu xuất huyết xuất hiện như xuất huyết tiêu hóa (đi cầu ra máu) hoặc tiểu máu. Người bệnh cũng có thể đau đầu dữ dội, nôn ói kéo dài, nôn ra máu, mệt mỏi và sốt co giật (thường gặp ở trẻ em).
Nếu không được điều trị, sốt xuất huyết cũng có thể tiến triển thành shock. Các dấu hiệu thường gặp trong sốc sốt sốt huyết như đau bụng, nôn và cảm giác bồn chồn, không yên. Ngoài còn có thể có các triệu chứng liên quan đến suy tuần hoàn như tím tái, mạch nhanh, chóng mặt, cảm giác đầu lâng lâng, suy giảm ý thức.
4. Chẩn đoán sốt xuất huyết như thế nào?
Chẩn đoán dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như trình bày ở trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.
Một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ bệnh: điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi
Chẩn đoán nguyên nhân: có thể thể hiện mầm bệnh trong máu và huyết thanh bằng phương pháp phân lập virus, xác định kháng nguyên virus bằng các phương pháp miễn dịch hoặc phát hiện bộ gene của virus bằng kỹ thuật khuyếch đại chuỗi DNA (PCR).
5. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết
Hiện tại không có bất kì điều trị đặc hiệu nào cho sốt xuất huyết. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống nhiều nước để tránh mất nước do nôn ói và sốt cao.
Trong quá trình bệnh, bạn cần theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng mất nước. Đến khám ngay khi bạn có bất kì triệu chứng sau:
- Lượng nước tiểu giảm
- Ít hoặc không có nước mắt
- Khô miệng
- Lú lẫn
- Cảm giác ớn lạnh
Bạn có thể sử dụng paracetamol để giúp giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, cần tránh các thuốc giảm đau có thể làm tăng nguy cơ chảy máu như aspirin, ibuprofen và naproxen natri.
Nhiều người mắc sốt xuất huyết nhẹ hoặc trung bình có thể được chăm sóc tại nhà thông qua nghỉ ngơi và bù dịch đầy đủ. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể tiến triển thành thể “sốt xuất huyết nặng” có nguy cơ gây tử vong. Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu vài ngày sau khi khởi bệnh có sốt rất cao trên 39°C, hoặc bỗng nhiên hạ thân nhiệt (dưới 38°C) và đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
- Đau bụng quằn quại
- Nôn liên tục
- Thở nhanh
- Chảy máu lợi
- Mệt mỏi
- Bồn chồn
- Nôn ra máu
- Hoa mắt, chóng mặt
Nếu bạn bị sốt xuất huyết nặng, có thể bạn cần phải:
- Nhập viện để điều trị
- Truyền dịch và truyền các chất cần thiết
- Theo dõi mạch, huyết áp
- Đôi khi cần phải truyền máu
6. Vắc xin
Lý tưởng nhất là có một vắc xin có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh. Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn.
7. Phòng bệnh sốt xuất huyết
Trung tâm y tết dự phòng TP. Hồ Chí Minh khuyến cáo
7.1. Những việc cần làm để không bị bệnh sốt xuất huyết
- Diệt muỗi và không để muỗi chích bằng các biện pháp: bình xịt muỗi, nhang muỗi, bôi kem chống muỗi và ngủ mùng kể cả ban ngày
- Diệt lăng quăng và không để muỗi sinh sản: súc rửa hồ, thùng phuy, lu, xô chứa nước trước khi thay nước mới; đậy kín nắp lu, hồ, phuy khi không sử dụng; thay nước bình bông; thu gom và xử lý các vật phế thải; xử trí các đồ vật đọng nước xung quanh nhà
7.2. Những việc cần làm khi theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà
- Người có triệu chứng sốt nên đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn theo dõi tại nhà
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Uống nhiều nước
- Nếu thấy một trong các dấu hiệu sau: lừ đừ, mệt mỏi, chi lạnh, nôn ói nhiều, đau bụng, chảy máu thì đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết là bệnh rất thường gặp ở Việt Nam ta. Bệnh có thể từ nhẹ đến nặng và thậm chí tử vong. Do đó các bạn cần biết cách phòng ngừa bệnh, nhận biết và theo dõi bệnh bệnh.