1. Hiểu về sự phát triển của con tuổi dậy thì
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, không chỉ thể chất có sự tăng trưởng nhanh chóng, các đặc điểm giới tính cũng rõ ràng hơn mà tâm sinh lý của trẻ cũng có nhiều thay đổi. Để làm bạn với con tuổi dậy thì, trước hết cha mẹ cần hiểu sự phát triển, thay đổi của con như thế nào.
1.1. Sự phát triển thể chất tuổi dậy thì
Trong giai đoạn dậy thì, toàn bộ cơ thể trẻ có sự thay đổi rõ ràng nhận thấy trong thời gian ngắn, đầu tiên là tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Sau đó là sự phát triển của các đặc điểm giới tính ở trẻ, cụ thể bé gái sẽ phát triển vú, đùi, mông và xuất hiện kinh nguyệt, còn bé trai sẽ mọc râu, giọng nói trầm ồm hơn,…
Tuổi dậy thì của bé trai thường lớn hơn bé gái, do đó những năm đầu bé gái thường phát triển nhiều cao nhanh chóng hơn. Song những năm sau, khi bé gái đã chậm hoặc dừng phát triển chiều cao, bé trai mới phát triển mạnh mẽ, ngoài ra xương sọ cũng dày dặn hơn làm xương hàm mở rộng, vùng trán nổi bật hơn so với trước dậy thì.
1.2. Sự phát triển nhận thức tuổi dậy thì
Không chỉ phát triển thể chất, trẻ cũng phát triển não bộ, khả năng phân tích, suy nghĩ, ghi nhớ tiến bộ hơn trong tuổi dậy thì. Trẻ bắt đầu có những suy nghĩ, dự đoán kết quả tương lai, có thể tiếp nhận thông tin đa chiều và phân tích, giải thích bằng nhiều cách hơn.
Tuổi dậy thì trẻ có sự phát triển cảm xúc và xã hội nhanh chóng
1.3. Sự phát triển cảm xúc và xã hội
Nếu như khi còn nhỏ, trẻ chủ yếu gắn bó, phụ thuộc vào bố mẹ, ông bà hay gia đình thì đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ trở nên độc lập hơn. Trẻ có xu hướng tìm hiểu, hướng đến các mối quan hệ ngoài xã hội, tiêu biểu là bạn bè.
Mặc dù vậy, cha mẹ và gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng với trẻ ở tuổi dậy thì, giúp trẻ định hướng, xây dựng ý thức về bản thân.
1.4. Sự phát triển về vận động và cảm giác
Trẻ ở tuổi dậy thì thường hay e ngại, vụng về, lúng túng hơn, đó là do bộ não đang phát triển thích nghi với sự lớn lên của cơ thể. Trẻ nên tìm đến các hoạt động thể thao ưa thích để cải thiện khả năng phối hợp, vận động cũng như xây dựng thói quen sống lành mạnh.
2. Khó khăn của bố mẹ với con tuổi dậy thì
Tình trạng trẻ đến tuổi dậy thì trở nên ngang bướng, hay nóng giận, phản ứng gay gắt quá mức, không nghe lời cha mẹ là rất thường gặp. Không ít bậc phụ huynh cũng gặp không ít khó khăn để hiểu, thích nghi và làm bạn với con trong giai đoạn này, trong đó không ít là do cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tâm sinh lý tuổi dậy thì.
Tâm sinh lý của trẻ tuổi dậy thì thay đổi thất thường
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này khiến cha mẹ khó dạy bảo hay làm bạn với trẻ hơn được các chuyên gia lý giải như sau:
-
Sự phát triển về thể chất, tinh thần, hoạt động não bộ cũng sự tăng tiết hormone giới tính, hormone tăng trưởng,… khiến tâm sinh lý của trẻ tuổi dậy thì vô cùng phức tạp. Trẻ dễ cáu giận, nóng nảy, buồn vui thất thường, tổn thương hay tự ái hơn. Giai đoạn này cũng là lúc trẻ thích khẳng định bản thân, muốn được cha mẹ coi mình đã trưởng thành.
-
Hầu hết xung đột giữa bố mẹ và trẻ tuổi dậy thì là do cha mẹ chưa hiểu hết những khó khăn và thay đổi tâm sinh lý của trẻ độ tuổi này. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh bất lực khi khó dạy bảo, hướng trẻ ngoan ngoãn nghe lời giống như trẻ trước đây. Sự bận rộn về công việc, cuộc sống hiện đại cũng là nguyên nhân đẩy cha mẹ và con cái tách xa nhau hơn.
2. Chuyên gia hướng dẫn cách làm bạn với con tuổi dậy thì
Để rút ngắn khoảng cách giữa con cái và bố mẹ, giúp cha mẹ làm bạn với con để chia sẻ, đồng hành cùng con trong giai đoạn trưởng thành quan trọng này, cha mẹ cần có cách làm bạn với con tuổi dậy thì đúng.
Cụ thể, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
2.1. Cha mẹ nên học kỹ năng làm cha mẹ
Thực tế không ít cha mẹ chưa thực sự hiểu và trang bị đầy đủ kỹ năng nuôi dạy trẻ, nhất là khi con tiếp xúc với nhiều thông tin, sự phát triển cũng thay đổi so với thời trẻ của cha mẹ. Do vậy, cha mẹ cũng nên học cách hiểu con, gần con, làm bạn cùng con để chia sẻ con muốn gì, gặp khó khăn gì hay cần giúp đỡ như thế nào.
Cha mẹ nên lắng nghe để làm bạn với trẻ
Muốn vậy, cha mẹ nên thu xếp thời gian, cuộc sống để có nhiều thời gian ở cạnh chăm sóc, gần gũi, sẻ chia cùng con.
2.2. Thiết lập kỷ luật rèn luyện cho trẻ
Khi mà tuổi dậy thì kéo theo nhiều thay đổi về tâm sinh lý của trẻ vô cùng phức tạp, cha mẹ nên có sự nhất quán trong việc trò chuyện, cư xử với con. Tốt nhất nên thiết lập kỷ luật về giờ giấc sinh hoạt để trẻ có thói quen sinh hoạt khoa học, học tập đúng giờ, không thức quá khuya hoặc sa đà quá mức vào internet, trò chơi.
Cha mẹ cũng nên tuân thủ kỷ luật để làm gương cho trẻ, thêm các phần thưởng để động viên khi trẻ làm đúng theo thói quen khoa học đó.
2.3. Lắng nghe để hiểu con hơn
Khi tâm sinh lý tuổi dậy thì thay đổi thất thường, để hiểu con thì cách tốt nhất là cha mẹ nên lắng nghe con chia sẻ về việc học tập, vui chơi, bạn bè,… Khi đặt được vào vị trí của con, cha mẹ có thể hiểu con hơn, dễ dàng dạy bảo con thay vì ra lệnh, cấm đoán khiến trẻ phản ứng mạnh hơn.
Đây là một quá trình khó khăn, song cha mẹ nên giữ vững nguyên tắc bình tĩnh, kiềm chế nóng giận, tôn trọng, đồng cảm và sẻ chia với con một cách bình đẳng.
2.4. Gợi ý giải pháp cho tình huống
Trẻ nhỏ thường có sở thích học và làm theo cha mẹ, do đó bản thân người làm cha mẹ nên có hành vi, hành động chuẩn mực. Bên cạnh đó, khi gặp các vấn đề trong học tập, cuộc sống, nên gợi ý trẻ tự giải quyết và cha mẹ có thể giúp trẻ, phân tích các giải pháp phù hợp.
Đồng hành cùng trẻ tuổi dậy thì giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, tự tin hơn
Với những cách làm bạn với con tuổi dậy thì ở trên, cha mẹ có thể dễ dàng đồng hành và sẻ chia với trẻ tốt hơn trong giai đoạn phát triển quan trọng này. Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ tới Hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.